Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Uống dầu gấc có tác dụng làm đẹp bất ngờ

Dầu gấc có tác dụng làm đẹp tuyệt vời đối với chị em phụ nữ, để kể đến tác dụng của gấc đối với sức khỏe thì chắc chắn rất nhiều người vẫn chưa biết đến. Đây là một loại quả được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng bất ngờ của quả gấc qua bài viết dưới đây.


Giá trị dinh dưỡng của dầu gấc

Theo kho học học, dầu gấc là một trong những loại dầu tự nhiên vô cùng có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là chúng ta có thể thoa trực tiếp lên da hoặc uống “sống” trực tiếp mà không gây bất kì nguy hiểm nào.

Nguyên nhân khiến dầu gấc có giá trị dinh dường cao và vô cùng lành tính là bởi nó có thành phần chủ yếu là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol… Cụ thể, với hợp chất beta-caroten được coi là một trong những tiền đề tạo nên vitamin A, nên sau khi chúng đi vào cơ thể, thì sẽ ngay lập tức biến thành vitamin A. Cứ trung bình 6mcg beta-caroten sẽ chuyển đổi thành 1mcg vitamin A.
Uống dầu gấc có tác dụng làm đẹp bất ngờ


Cùng đó, hợp chất lycopen dồi dào có trong dầu gấc, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị những chứng bệnh như: viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loạn lipid máu, chống khô mắt, mờ mắt, làm giảm nguy cơ ung thư…

Bên cạnh đó, với lượng vitamin E và A vô cùng phong phú, nên dầu gấc còn có khả năng tuyệt vời trong việc nuôi dưỡng và trẻ hoá da, từ đó mang lại cho bạn một làn da mềm mịn và cằng tràn sức sống, cùng đó mái tóc của bạn cũng được nuôi dường trở nên chắc khoẻ và bóng mượt, và đặc biệt những vi chất này còn chống lại quá trình ôxy hoá của cơ thể và ức chế đến 75% chất gây ung thư, nhất là ung thư vú...

Công dụng của tinh dầu gấc

Trong tinh dầu gấc có chứa rất nhiều hợp chất vô cùng có lợi cho cơ thể, nên dầu gấc sẽ mang đến rất nhiều công dụng như dưới đây:

+ Chữa nám da

+ Chống lão hóa da và dưỡng da

+ Mặt nạ làm sáng da, trắng da

+ Trị mụn

+ Ngăn ngừa nguy cơ về bệnh tim mạch

+ Tốt cho hệ tiêu hóa

+ Ngăn ngừa ung thư

Có nên uống trực tiếp dầu gấc không?

Mỗi ngày bạn nên uống đều đặn một thìa dầu gấc hoặc có thể trộn trực tiếp vào cháo, salad rau trộn hay những món ăn khác để giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng có trong dầu gấc.

Vì vậy, uống dầu gấc sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn và không hề có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Lưu ý: Không nên chiên, xào nấu dầu gấc, vì giá trị dinh dưỡng trong dầu gấc sẽ bị giảm sút đáng kể, thậm chí là bị biến chất.

Thanh Quế

Theo tạp chí Sống Khỏe

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng với rau bắp cải

Rau bắp cải là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Gần đây, rất nhiều người bệnh truyền tai nhau bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày tá tràng với rau bắp cải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả…

Theo Đông y, cải bắp có vị hàn, không độc, có tác dụng điều hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu.

Ngoài ra, theo nhiều kết quả nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn.

Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol. Do đó, lượng vitamin trong bắp cải cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như hành tây, cà rốt…

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng với rau bắp cải


Chữa loét dạ dày, tá tràng

Nước ép bắp cải được dùng để chữa viêm loét dạ dày, tá tràng khá hiệu quả. Nó có tác dụng nhanh chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột.

Bạn có thể tham khảo cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. 1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước. Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối.

Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể dùng kèm với thuốc dạ dày, tá tràng. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài 2 tháng.

Diệt khuẩn và giảm ngứa

Do có chứa lượng lớn lưu huỳnh và tác dụng chính là diệt vi khuẩn và giảm ngứa, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi bổ sung bắp cải vào thực đơn của gia đình mình, nếu ai bị mắc các bệnh về ngoài da.

Phòng tránh tiểu đường và béo phì

Các chất trong bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết, vì thế có tác dụng phòng bị tiểu đường tuýp 2. Mặt khác, rau bắp cải có tác dụng ngăn chặn glucid chuyển hóa thành lipid (chất béo) là một trong những nguyên nhân gây tăng cân, béo phì.

Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch

Bắp cải giàu vitamin C, người ta tin rằng chúng chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn cam. Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3-4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.

Ngoài ra, bắp cải còn có thể chữa được viêm họng, viêm phế quản, giảm đau nhức. Nếu như trẻ em ăn nhiều rau bắp cải sẽ có một làn da đẹp.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Hoàng Thanh

Chữa đau dạ dày bằng đậu rồng chỉ trong 15 ngày

Đau dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, cơn đau thường kéo đến bất chợt bất cứ lúc nào khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống. Rất nhiều bài thuốc dân gian được truyền từ nhiều đời giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.. Tuy nhiên, trong dân gian có một phương pháp chữa đau dạ dày bằng hạt đậu rồng vô cùng hiệu quả.

Công dụng của đậu rồng

Đậu rồng hay đâu khế không chỉ là món ăn khoái khẩu của người dân Nam Bộ mà theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại đậu này còn được ví như là một nguồn khoáng sản tự nhiên để cung cấp các loại vitamin cho con người, đặc biệt là vitamin A và C. Những loại vitamin này vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa giúp chống lão hóa tế bào.

Bên cạnh đó, với nguồn chất sắt dồi dào, đậu rồng có thể giúp phòng chống thiếu máu, tăng cường men tiêu hóa thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, đậu rồng cũng rất giàu hàm lượng protein, có khả năng thay thế cho protein từ động vật rất tốt cho những người ăn chay, đặc biệt là phòng chống được bệnh suy dinh dưỡng.

Với hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu, đậu rồng rất có lợi cho khung xương của con người, nhất là trong việc phòng chống loãng xương.

Chữa đau dạ dày bằng đậu rồng


Đậu rồng chữa đau dạ dày

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh kinh niên về đường tiêu hóa mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh này, và trong dân gian phương pháp mà nhiều người đã sử dụng từ lâu đó là thường sử dụng hạt đậu rồng.

Bạn chỉ cần lấy hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm (không để cháy). Vào mỗi buổi sáng khi bụng còn đói, người bệnh nhai khoảng 10-12 hạt.

Tuy nhiên, nếu răng bạn không thể nhai được hạt thì có thể lấy hạt đầu rồng già sao vàng với muối rồi đem xay nhuyễn. Mỗi sáng sớm lúc còn đói thì nhai 1 muỗng cà phê bột này, chú ý là nhai khoảng 20 lần rồi mới nuốt từ từ.

Bạn chỉ cần kiên trì sử dụng phương pháp này liên tục trong vòng 2 tuần là khỏi bệnh. Tuy nhiên với những người bị bệnh nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.

 Bình Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe (suckhoegiadinh.com.vn)

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

6 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp đầy bất ngờ

Thật bất ngờ với các bài thuốc từ dân gian có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Đối với người già thì thời tiết thay đổi dễ khiến mắc các bệnh về xương khớp. Vậy làm thế nào để đối phó với căn bệnh này này ngay tại nhà. Hãy thử ngay 6 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp đầy bất ngờ dưới đây.

Đau nhức xương khớp là chứng bệnh thường hay gặp ở người già khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chuyển mùa, gây nên những cơn đau nhức khó chịu ở các khớp tay, chân, đầu gối...

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương.

Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.

Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Mật ong và bột quế


Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày, bài thuốc này có thể chữa viêm khớp mãn tính rất hiệu quả.
bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp


2. Dùng cỏ trinh nữ

Cỏ trinh nữ là bài thuốc Đông y chuyên dùng để trị các chứng xương khớp thường gặp đó là chứng thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại…

Cách dùng:

Bạn có thể dùng rễ của cây trinh nữ đã được thái mỏng rồi tẩm với rượu trắng và đem đi sao trên lửa nhỏ, tới khi có mùi thơm thì dừng lại. Cho tiếp vào khoảng 3 bát nước rồi sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 1 chén nước thì dừng lại. Bạn đem uống làm 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cây trinh nữ trị bệnh theo một cách khác đó là đem rễ cây trinh nữ đem nấu thành cao lỏng rồi đem pha với rượu và dùng dần hàng ngày để giảm đau xương khớp.

3. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giúp giảm đau nhức và chữa trị bệnh rất hiệu quả. Bạn chỉ cần mua trà hoa cúc chế biến sẵn hoặc tự chế biến tại nhà bằng cách dùng hoa cúc phơi héo và sắc với nước, thêm chút đường để tạo vị ngọt mát cho trà. rồi uống thay nước hằng ngày.

4. Dùng lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng… Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50-100g lá lốt mỗi ngày.


Ngoài ra, bạn có thể dùng 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

5. Ngải cứu rang muối

Với công thức muối trắng và ngải cứu rang muối rồi đem chườm nóng được xem là biện pháp giảm đau nhức xương khớp nhanh và an toàn nhất lại ít tốn kém nhất. Các chất có trong lá ngải cứu cùng hơi nóng giúp cơn đau giãn ra không còn làm bệnh nhân khó chịu nữa.

Bạn cần chuẩn bị lá ngải cứu 1 bó, rửa sạch và cho vào rang, khi hơi khô thì bạn cho muối hạt to vào rang nóng. Cho hỗn hợp ra một chiếc khăn mỏng sau đó dùng chườm vào vết thương ngay khi còn nóng. Chườm liên tục hết nóng thì lại cho vào rang tiếp cho nóng và chườm lại khoảng 2-3 lần sẽ giúp giảm cơn đau khớp cực kì hiệu quả.

Với cách làm này bạn sẽ khắc phục được bệnh đau khớp cực kì tốt, đồng thời giảm sưng đỏ do viêm khớp gây ra cực kì tốt. Đối với những người cao tuổi thì có thể ứng dụng để giảm mỏi khớp cũng như phòng cách bệnh xương khớp thường gặp.tác dụng phòng bệnh.

6. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng


Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân. Mỗi ngày, tốt nhất bạn nên ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, mỗi lần ngâm từ 15-30 phút là đủ.

Ngân Trần


Theo tạp chí Sống Khỏe

[Chia sẻ] 7 cách chữa mề đay cực hiệu quả ngay tại nhà

Mề đay là một loại bệnh viêm da bị tác động hóa học của chất histamin, do cơ thể bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hay các chất gây dị ứng khác. Mề đay không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh. Sau đây là 7 cách chữa mề đay dể thực hiện và cực hiệu quả ngay tại nhà:

1. Đắp khăn ướt, tắm nước lạnh

Đắp khăn ướt, gạc lạnh sẽ giúp bạn làm mát các khu vực bị ảnh hưởng và giảm sưng. Bạn chỉ cần nhúng khăn ướt trong nước lạnh và đắp trên các vùng da bị ảnh hưởng trong 15 phút sau đó lặp lại quá trình này vài giờ một lần cho đến khi cơn đau giảm đáng kể.

Nếu các triệu chứng nổi mề đay trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tắm trong nước lạnh khoảng 20-30 phút. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm, bạn hãy tránh điều trị theo cách này vì nó sẽ làm cho đám mề đay trầm trọng và lan rộng hơn.


2. Ngâm mình trong bồn tắm có bột yến mạch

Liệu pháp này có thể giúp bạn giảm ngứa và làm cho da mát mẻ. Do đó, bột yến mạch được coi là phương thuốc điều trị nổi mề đay tự nhiên tốt nhất. Bạn có thể cho bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm khoảng 10-15 phút để có được hiệu quả như mong muốn.

3. Sử dụng gừng để trị mề đay

Có rất nhiều người sử dụng gừng để điều trị nổi mề đay. Bạn có thể bổ sung gừng vào bữa ăn, dùng như một dạng thuốc viên hay xông hơi bằng gừng. Ngoài ra, cắt gừng để thoa trên các vùng da bị ảnh hưởng cũng là một cách cực đơn giản mà hiệu quả. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên cho gừng vào trong tủ lạnh để làm mát.

Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng để nấu với đường thẻ: Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.

4. Uống nước ép hoặc nước canh rau má

Rau má không chỉ dùng để giải nhiệt mà nó còn là một vị thuốc quý được ứng dụng thường xuyên để cầm máu, giải độc cơ thể, tiêu bớt viêm sưng và trị các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, dị ứng.
7 cách chữa mề đay


Để đánh bay căn bệnh mề đay khó chịu mỗi ngày bạn hãy dùng 50g rau má để nấu canh hoặc rửa sạch ép lấy nước uống. Sau một thời gian không chỉ mề đay chóng khỏi mà làn da của bạn cũng trở nên tươi sáng và mịn màng hơn.

5. Đắp lô hội lên vùng bị mề đay

Do lô hội có tính mát nên nếu bạn đắp lô hội tại chỗ vùng da bị viêm, các triệu chứng phát ban sẽ biến mất nhanh chóng và không bị lây lan sang các vùng lân cận.

Cây lô hội sẽ chữa lành các đám mề đay hiệu quả và tự nhiên. Lặp lại điều này nhiều lần trong một ngày cho đến khi bạn có được kết quả tốt nhất.

6. Lấy lá khế chữa nổi mề đay

Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.

Lấy 1 nắm lá khế ngọt đã được rửa sạch với nước và để ráo rồi làm héo trên chảo nóng. Đảo đều tay để lá nóng hết. Khi chúng bắt đầu héo thì tắt bép tạm thời, láy tay vơ nắm lá (canh độ nóng vừa phải) rồi chà lên hết những chỗ bị ngứa. Chà đến khi nào triệu chứng này giảm mới thôi. Bạn hãy áp dụng mẹo chữa mề đay bằng dân gian này mỗi khi bệnh tái phát.

7. Uống nước tía tô

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.

Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Trái cây rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ

Khi bạn nghĩ về những gì để ăn khi bạn cố gắng để xây dựng cơ bắp, quả có thể không phải là thức ăn đầu tiên mà bạn nghĩ đến. Nhưng trái cây cũng quan trọng như bất kỳ thực phẩm khác. Kali của họ giúp tạo ra và xây dựng cơ bắp, các carbs giúp cơ thể bạn đốt cơ bắp vì nhiên liệu và các chất chống oxy hoá bảo vệ cơ khỏi bị oxy hóa.

Trái cây rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ


Kali xây dựng cơ bắp

Bạn có thể nghĩ đến kali như một chất khoáng giúp duy trì độ cân bằng điện giải, chứ không phải là chất kích thích sự phát triển của cơ. Nhưng bạn cần đủ kali trong chế độ ăn uống của bạn để giúp xây dựng cả protein và cơ. Người lớn cần 4.700 miligam kali mỗi ngày. Bất kỳ trái cây nào cũng có thể giúp bạn đáp ứng được nhu cầu kali hàng ngày của bạn, nhưng hãy nhớ bao gồm các loại thực phẩm đặc biệt tốt như dưa đỏ, chuối, cam, quả Kiwi, mận khô và mơ khô.

Carbs Prote Protein

Carbs cung cấp cho cơ thể của bạn năng lượng, và nếu bạn không nhận được đủ, cơ thể của bạn có thể đốt cháy cơ bắp của bạn để thay thế năng lượng. Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống nói rằng nếu bạn tập luyện thể lực ít nhất hai lần một tuần, ít nhất một nửa calo của bạn sẽ đến từ các carbs. Carbs là chất dinh dưỡng đa lượng trong trái cây và tạo ra một sự lựa chọn lành mạnh cho chế độ ăn uống phát triển cơ bắp của bạn. Các loại trái cây lành mạnh, carb cao bao gồm nho, quả lê, quả anh đào, dứa và ngày.

Chất chống oxy hoá Bảo vệ cơ bắp

Tập thể dục gây ra các phản ứng hóa học có thể gây hại cho tế bào, và điều này có thể dẫn bạn đến việc bổ sung chất chống oxy hoá cho thói quen hàng ngày của bạn. Nhưng khi nói đến các chất chống oxy hoá và sức khoẻ, luôn luôn tốt hơn để lấy chúng từ thực phẩm. Trái cây giàu chất chống oxy hoá, bao gồm vitamin C, carotenoid và flavonoid. Tăng chất chống oxy hoá để bảo vệ cơ bắp bằng cách bổ sung chế độ ăn uống của bạn bằng xoài, bưởi, táo và quả mọng.

Làm thế nào để Thêm trái cây

Có một số cách bạn có thể thêm trái cây vào chế độ ăn uống xây dựng cơ bắp của bạn để có được tất cả các lợi ích dinh dưỡng. Bắt đầu bằng cách làm trái cây ngọt kết thúc bữa ăn của bạn. Trái cây cũng tạo ra một lựa chọn carb tốt cho bữa ăn nhẹ sau khi tập luyện của bạn. Pha trộn nó với sữa chua hoặc bột protein Hy Lạp để có được các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần cho việc xây dựng và bổ sung. Trái cây cũng làm cho một lựa chọn ăn vặt dễ dàng và thuận tiện.

Đi bộ thực sự rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Acid trào ngược xảy ra khi các nội dịch vị từ dạ dày tràn vào thực quản của bạn. Các axit trong dạ dày của bạn gây kích ứng và làm tổn thương cho niêm mạc của thực quản, dẫn đến chứng ợ nóng. Đối với một số người, tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm acid reflux và thậm chí kích hoạt sự phát triển của nó. Tuy nhiên, điều này thường liên quan đến các hình thức mạnh mẽ hơn của tập thể dục. Đi bộ thường không dẫn đến trào ngược acid và thực sự có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của nó.

Đi bộ thực sự rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Giảm cân

Đi bộ thường xuyên làm bạn tốn nhiều năng lượng hơn bình thường. Bạn tiêu tốn nhiều năng lượng, bạn có thể đốt calo nhiều hơn, có thể dẫn đến thiếu hụt caloric. Thâm hụt này là cần thiết để bạn giảm cân. Lượng dư thừa có thể gây áp lực lên vùng bụng của bạn, khiến nội dung dạ dày của bạn trở lại trong ống thực phẩm của bạn. Giảm cân làm giảm áp lực này, giúp dạ dày ở lại nơi họ ở.

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất của chứng trào ngược acid là ợ nóng, thường được mô tả như là một cảm giác nóng bỏng trong ngực. Bạn cũng có thể nhận thấy một vị đắng, chua hoặc có tính axit về phía sau cổ họng của bạn cũng như cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng của bạn. Một số người thậm chí còn gặp khó khăn trong việc nuốt nước bọt.

Hoạt động thể chất

Nếu bạn thấy rằng đi bộ tồi tệ hơn hoặc gây ra trào ngược acid, bạn không cần phải chịu đựng với sự khó chịu. Bạn có thể thay đổi thời gian bạn đi bộ. Chờ ít nhất hai giờ sau khi bạn ăn để tham gia vào hoạt động thể chất. Bạn cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của acid reflux bằng cách uống nhiều nước hơn trước khi đi bộ của bạn. Nước được biết là giúp tiêu hóa, giúp cho thức ăn qua đường tiêu hoá nhanh hơn.

Điều trị

Nếu thay đổi khi bạn đi bộ không giúp đỡ, bạn có thể cần phải thực hiện một số thay đổi chế độ ăn uống. Nhiều người có thức ăn nào đó kích hoạt với acid reflux. Các loại thực phẩm cay, chiên, béo và axit là những thủ phạm phổ biến. Bạn cũng có thể lưu ý các vấn đề với caffeine, sô cô la hoặc bạc hà.

Thuốc cũng có thể giúp ích, chẳng hạn như thuốc chống acid, thuốc chống thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Nói chuyện với bác sĩ để xác định lựa chọn tốt nhất cho bạn.