Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

6 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp đầy bất ngờ

Thật bất ngờ với các bài thuốc từ dân gian có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Đối với người già thì thời tiết thay đổi dễ khiến mắc các bệnh về xương khớp. Vậy làm thế nào để đối phó với căn bệnh này này ngay tại nhà. Hãy thử ngay 6 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp đầy bất ngờ dưới đây.

Đau nhức xương khớp là chứng bệnh thường hay gặp ở người già khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chuyển mùa, gây nên những cơn đau nhức khó chịu ở các khớp tay, chân, đầu gối...

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương.

Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.

Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Mật ong và bột quế


Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày, bài thuốc này có thể chữa viêm khớp mãn tính rất hiệu quả.
bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp


2. Dùng cỏ trinh nữ

Cỏ trinh nữ là bài thuốc Đông y chuyên dùng để trị các chứng xương khớp thường gặp đó là chứng thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại…

Cách dùng:

Bạn có thể dùng rễ của cây trinh nữ đã được thái mỏng rồi tẩm với rượu trắng và đem đi sao trên lửa nhỏ, tới khi có mùi thơm thì dừng lại. Cho tiếp vào khoảng 3 bát nước rồi sắc nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 1 chén nước thì dừng lại. Bạn đem uống làm 2 lần trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cây trinh nữ trị bệnh theo một cách khác đó là đem rễ cây trinh nữ đem nấu thành cao lỏng rồi đem pha với rượu và dùng dần hàng ngày để giảm đau xương khớp.

3. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giúp giảm đau nhức và chữa trị bệnh rất hiệu quả. Bạn chỉ cần mua trà hoa cúc chế biến sẵn hoặc tự chế biến tại nhà bằng cách dùng hoa cúc phơi héo và sắc với nước, thêm chút đường để tạo vị ngọt mát cho trà. rồi uống thay nước hằng ngày.

4. Dùng lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng… Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50-100g lá lốt mỗi ngày.


Ngoài ra, bạn có thể dùng 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

5. Ngải cứu rang muối

Với công thức muối trắng và ngải cứu rang muối rồi đem chườm nóng được xem là biện pháp giảm đau nhức xương khớp nhanh và an toàn nhất lại ít tốn kém nhất. Các chất có trong lá ngải cứu cùng hơi nóng giúp cơn đau giãn ra không còn làm bệnh nhân khó chịu nữa.

Bạn cần chuẩn bị lá ngải cứu 1 bó, rửa sạch và cho vào rang, khi hơi khô thì bạn cho muối hạt to vào rang nóng. Cho hỗn hợp ra một chiếc khăn mỏng sau đó dùng chườm vào vết thương ngay khi còn nóng. Chườm liên tục hết nóng thì lại cho vào rang tiếp cho nóng và chườm lại khoảng 2-3 lần sẽ giúp giảm cơn đau khớp cực kì hiệu quả.

Với cách làm này bạn sẽ khắc phục được bệnh đau khớp cực kì tốt, đồng thời giảm sưng đỏ do viêm khớp gây ra cực kì tốt. Đối với những người cao tuổi thì có thể ứng dụng để giảm mỏi khớp cũng như phòng cách bệnh xương khớp thường gặp.tác dụng phòng bệnh.

6. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng


Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân. Mỗi ngày, tốt nhất bạn nên ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, mỗi lần ngâm từ 15-30 phút là đủ.

Ngân Trần


Theo tạp chí Sống Khỏe

0 nhận xét:

Đăng nhận xét